Liên hệ : 0972.275.727
Email : datvietxanh198@gmail.com
Giờ làm việc : 08:00am - 18:00pm

Cây sa kê

Giá: Liên hệ

Cây Sa Kê có tên gọi thông thường là cây sa kê, cây bánh mì, thuộc họ Moraceae (dâu tằm); có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Đông Nam Á và các bán đảo Thái Bình Dương, hiện nay được trộng rộng khắp các nước nhiệt đới trong đó cá Việt Nam.

Số lượng

CÂY SA KÊ

Cây Sa Kê có tên gọi thông thường là cây sa kê, cây bánh mì. Tên khoa học là Artocarpus altilis thuộc họ Moraceae (dâu tằm); có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Đông Nam Á và các bán đảo Thái Bình Dương, hiện nay được trộng rộng khắp các nước nhiệt đới trong đó cá Việt Nam.
 

Đây là bóng mát được dùng để làm cây cảnh trong các công viên, khuôn viên công sở, trường học, nhà chùa, các khu dân cư, sân vườn, vỉa hè, biệt thự…


Cây sa kê là loại cây thân gỗ lớn, có chiều cao khoảng từ 15 – 20 mét, vỏ có màu nâu, được dùng làm xảm thuyển; có nhựa mủ màu trắng sữa, cành mảnh mọc ngang, dài, làm thành tán rộng.

 

 

Lá Sa kê lớn,có thể dài đến 1 mét, có màu xanh rất bóng ở mặt trên và rất nhám ở mặt dứơi; lá được chia làm 3 - 9 thùy, thuôn dài, cuốn mâp, rụng để lại sẹo trên cành; khi rụng chuyển sang màu vàng nâu, cứng có thể dùng làm vật trang trí.


Đây là sa kê dơn tính cùng gốc, hoa cái và hoa đực cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực ra đầu tiên có dạng bông dài, hoa nhỏ màu vàng sau một thời gian sẽ ngắn lại; hoa đực dài khoảng 20cm, có một nhị.

 

Sau đó xuất hiện cụm hoa cái hình bầu thuôn, mập khi non có màu xanh, chỉ có khả năng thụ phấn 3 ngày, hoa mọc thẳng đứng trên cành, khi già hoa cái chuyển sang vàng rất bền.

Thụ phấn cho sa kê là các loài côn trùng và động vật, chủ yếu nhờ vào dơi ăn quả.

 

Quả dạng quả giả, phức hợp phát triển từ bao hoa, phình ra, có nhiều quả cùng mọc chụm trên thân nhình giống chùm hình trứng.

Quả gần giống như quả mít nhưng không tạo múi chứa thịt quả và hạt. Có thể lấy quả dùng làm chế biến thức ăn bằng cách chiên, luộc… ngoài ra còn xay lấy bột chiên, nấu rượu… đem lại lợi ích kinh tế cao.
 

Cây thích khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ưa sáng, chịu bóng một phần, có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây phát triển và cho quả chất lượng trong điều kiện đất ẩm, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.


Về mặt y học, ở nhiều nước, cây sa kê có rất nhiều coog dụng chữa bênh. Rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn dùng để trị ho, bệnh hen xuyễn, rối loạn dạ dày, đau răng, các bệnh về da rất tốt. Vỏ sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, sát trùng, lợi tiểu, điều trị bệnh ghẻ.

Lá có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh gút, viêm gan, vàng da; lá già sắc nấu nước uống thay trà có tác dụng ngủ ngon hơn, ngoài ra còn chữa phù thũng, nhiễm mỡ, kết hợp với lá đu đủ non và vôi để đắp trị mụt nhọt.


Sa kê là cây cho quả ít hạt hoặc không hạt nên việc nhân giống bằng hạt không phổ biến cho lắm;  phổ biến là bằng phương pháp giâm cành, chiếc cành hoặc tách chồi rễ, nhưng chủ yếu là phương pháp chiếc cành.

 

Chính vì cây sa kê có nguồn gôc từ phương pháp chiếc cành nên khi trồng lưu ý cây phải vun mô nâng cao độ cho đát coa khoảng 20cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ, vì ban đầu bộ rễ còn yếu, kém phát triển nên cần chống úng cho cây.


Có thể dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phần trùn để bón lót cho cây. Sử dụng cây nén chặt xung quanh gốc và làm rào chắn giúp cây đứng vững, không bị ngã khi gió thổi lớn sẽ dễ bị hư bộ rễ non và có thể sẽ chết cây.


Cần tưới nước đầy đủ hàng ngày sau khi trồng, có thể sử dung thuốc kích thích ra rễ mới như N3M, supper roots, phân supper lân nên pha với nước để tưới cho cây để mau ra rễ.

Sau khoảng thời gian cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì bổ sung thêm phân DAP xung quanh gốc, tùy vào cây lớn hay nhỏ. Khoảng 3 tháng thì bổ sung thêm phân NPK, sunphat amon SA, có thể luân phiên nhau mỗi tháng một lần phân hạt giúp cho cây phát triển tốt, nhanh hơn.

 

Nếu nơi đất hẹp, bộ rễ ăn lên trên mặt đất thì cần bồi thêm lớp đất và phân hữu cơ cho cây mau lớn. nếu cây phát triển quá cao khó thu hái, thì có thể cắt hạ thấp tàn như vậy cây sẽ thêm nhiều cành và tán trải rộng. 
 

Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loại rệp dễ tấn công cần phun thuốc BVTV vừa phòng trừ rreepj cùng với thuốc trừ nấm cho cây, tốt nhất phòng sâu bệnh khi cây còn nhỏ, mới trồng đạt hiệu quả hơn.

cây sa kê

Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sa kê trưởng thành  cho hàng trăm trái trong một năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm.

Sản phẩm liên quan

Ý kiến khách hàng

Đối tác chiến lược

Công Ty TNHH Phát Triển Đất Việt Xanh

Trụ sở : 136 Hồ Tùng Mậu - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Hotline: 0972.275.727

Email: datvietxanh198@gmail.com

0972.275.727